Trong quá trình tạo lập CV, việc điền sở thích trong CV luôn là câu hỏi gây tranh cãi. Liệu có nên đưa vào, nếu có thì nên ghi sở thích gì trong cv để ấn tượng và tạo nên sự khác biệt? Trong bài viết hôm nay fastlance sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách trình bày phần nội dung này sao cho chuyên nghiệp và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Nguyên nhân nên điền sở thích trong CV
Sở thích cá nhân trong CV được xem là một trong những nội dung đơn giản nhưng dễ dàng tạo nên sự khác biệt, giúp bạn thể hiện cá tính bản thân. Dưới đây sẽ là 2 nguyên nhân giải thích lý do vì sao bạn nên điền sở thích trong CV của mình.
Giúp CV nổi bật hơn
Để tìm kiếm ứng viên phù hợp, mỗi doanh nghiệp sẽ có các tiêu chí đánh giá khác nhau. Không phải lúc nào nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những nhân viên giàu kinh nghiệm, đôi khi họ đề cao sự cá tính, sự phù hợp văn hóa cũng như sự tươi trẻ, nhiệt huyết.
Một CV ghi sở thích trong CV một cách ấn tượng đi kèm mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, cách trình bày khoa học hoàn toàn có thể thu hút sự chú ý của người tuyển dụng. CV của bạn sẽ trở nên nổi bật, vượt qua vòng sơ tuyển và dễ dàng đánh bại những ứng viên khác.
Thể hiện cá tính cá nhân
Sở thích cá nhân phản ánh thói quen và một phần tính cách của bạn. Sở thích thể hiện cá tính và sự khác biệt. Không những vậy, điều này còn cho nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng của bạn. Điển hình như, sở thích nghe nhạc, đọc sách cho thấy bạn là người ham học hỏi, khả năng thể hiện cảm xúc tốt. Với các sở thích thể thao, du lịch, bạn có thể có thể lực tốt, năng động cùng khả năng làm việc nhóm hiệu quả.
Hướng dẫn ghi sở thích trong CV chuẩn từ A – Z
Mục sở thích trong CV trên thực tế là một tiểu mục. Cách trình bày cần không cầu kỳ, đôi khi là đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên, làm sao để tạo nên sự khác biệt? Tham khảo ngay cách viết sở thích trong CV đúng chuẩn dưới đây.
Nghiên cứu doanh nghiệp ứng tuyển
Trước khi mô tả tính cách và sở thích trong CV, ứng viên nên tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp mình ứng tuyển. Những sở thích phù hợp với giá trị cốt lõi của công ty có thể giúp bạn gây ấn tượng tốt hơn. Ví dụ, nếu công việc đề cao sự sáng tạo, hãy nên các sở thích liên quan đến viết lách, vẽ,… sẽ được đánh giá cao.
Hạn chế trình bày sở thích quá đặc biệt
Mặc dù các sở thích đặc biệt, độc đáo có thể tạo điểm nhấn, gây sự chú ý nhưng bạn cũng nên cân nhắc. Một số sở thích quá kỳ quặc có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó hiểu, dị biệt hoặc không phù hợp với môi trường làm việc.
Ví dụ như:
- Sở thích liên quan đến tôn giáo, chính trị như đi chùa, đạo lý,…
- Sở thích kỳ lạ: nuôi rắn, bọ cạp,… ;
- Sở thích thể hiện đam mê dại dột như đua xe, đánh bài,…
Làm nổi bật sở thích là thế mạnh
Nếu sở thích của bạn liên quan trực tiếp đến công việc ứng tuyển, hãy nêu rõ điều đó. Ví dụ, sở thích trong CV là kinh doanh, tình nguyện, hoạt động đoàn đội,… sẽ phù hợp với các công việc như nhân viên kinh doanh, CSKH, tư vấn bán hàng. Hoặc nếu bạn muốn ứng tuyển vị trí truyền thông, marketing hãy nêu các thế mạnh như viết lách, chụp ảnh, edit video,…
Ghi niềm yêu thích có liên quan tới tính cách, kỹ năng
Năng khiếu sở thích trong CV có thể phản ánh tính cách và kỹ năng của bạn. Thay vì liệt kê các sở thích có phần nhàm chán như xem phim, đọc truyện bạn có thể thay thế bằng tham gia các hoạt động tình nguyện, khả năng chụp ảnh, quay dựng video,… Điều này không chỉ cho thấy tài năng, khả năng mà còn phần nào thể hiện chính đạo đức, con người của bạn.
Trình bày trung thực
Sự trung thực luôn là yếu tố quan trọng khi viết CV và phỏng vấn xin việc. Bạn không nên ghi những sở thích mà bản thân không thực sự quan tâm hoặc không có khả năng. Nếu bị phát hiện, điều này sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Và dĩ nhiên, việc trượt phỏng vấn là điều sẽ xảy ra.
Giới hạn 2 – 3 sở thích
Sở thích trong cv xin việc chỉ là một tiểu mục. Do đó, bạn nên tránh liệt kê quá nhiều, chỉ nên giới hạn từ 2-3 sở thích nổi bật nhất. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng ghi nhớ và ấn tượng tốt về bạn.
Nên viết sở thích ở phần nào trong CV?
Hiện nay có rất nhiều mẫu cv khác nhau giúp bạn trình bày cv khoa học, dễ nhìn, dễ hiểu. Thông thường, chuyên mục sở thích cá nhân ghi trong cv sẽ nằm sau các phần quan trọng như thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và kỹ năng.
Đây được đánh giá là vị trí hợp lý vì sở thích là thông tin bổ sung, giúp làm rõ tính cách, cá tính của bạn. Tuy nhiên, nếu sở thích của bạn có liên quan trực tiếp đến công việc và bạn muốn nhấn mạnh điều đó, hãy cân nhắc đặt ngay sau kỹ năng hoặc trước kinh nghiệm làm việc để nhà tuyển dụng có cái nhìn trực quan và ấn tượng mạnh hơn.
Liệt kê sở thích cá nhân nên ghi trong CV
Cách viết sở thích trong CV không hề khó. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sở thích khác biệt, đặc biệt của bản thân. Dưới đây là những gợi ý hay nhất dành cho bạn:
- Tham gia tình nguyện
- Kỹ năng mềm: Thể hiện khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, quản lý thời gian tốt.
- Kỹ năng cứng: Thể hiện khả năng tổ chức và lãnh đạo.
- Sở thích viết Blog:
- Kỹ năng mềm: Thể hiện tư duy, sáng tạo, khả năng biểu đạt và triển khai các ý tưởng.
- Kỹ năng cứng: Khả năng viết lách.
- Sở thích vẽ tranh:
- Kỹ năng mềm: Sáng tạo.
- Kỹ năng cứng: Tư duy thẩm mỹ, nghệ thuật.
- Sở thích chụp ảnh:
- Kỹ năng mềm: Tư duy thẩm mỹ, nhạy bén với màu sắc, bố cục, hành động.
- Kỹ năng cứng: Khả năng sử dụng công cụ, các phần mềm chụp ảnh, chỉnh sửa hình ảnh.
- Sở thích du lịch:
- Kỹ năng mềm: Tinh thần học hỏi cao, khả năng thích nghi lớn.
- Kỹ năng cứng: Am hiểu văn hóa, con người.
Sở thích ấn tượng theo từng ngành nghề
Mỗi vị trí công việc sẽ có những yêu cầu về kỹ năng, phẩm chất khác nhau. Dưới đây sẽ là những sở thích theo từng ngành nghề bạn có thể ghi vào CV để tăng điểm cho phần phỏng vấn của bản thân như:
Ngành nghề | Sở thích viết trong CV tiếng Việt | Sở thích tiếng Anh trong cv |
Lĩnh vực IT |
|
|
Marketing/Truyền thông/Quảng cáo |
|
|
Kinh doanh/Chăm sóc khách hàng/HR |
|
|
Thiết kế/Nghệ thuật |
|
|
Giáo dục |
|
|
FAQs: Câu hỏi thường gặp khi điền sở thích trong CV
Cách viết sở thích trong cv không khó. Tuy nhiên, với những người lần đầu thực hiện thì vẫn vướng phải không ít thắc mắc và đắn đo. Dưới đây sẽ là những câu hỏi thường gặp khi điền sở thích trong CV bạn có thể tham khảo và áp dụng.
1/ Khi nào nên điền mục sở thích khi xin việc?
Quyết định và lựa chọn các sở thích nên ghi trong CV là việc cần cân nhắc và xem xét kỹ càng. Dưới đây là lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia tuyển dụng của chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn:
- Nên thêm nếu sở thích có mối liên hệ với công việc bạn đang hướng đến.
- Nên thêm nếu những sở thích đó thể hiện động lực và niềm đam mê của bạn. Tuy nhiên, những đam mê đó phải có liên quan phần nào đến công việc của bạn nhé!
- Nên điền các sở thích trong cv một cách tích cực nếu bạn muốn thể hiện sự đa dạng trong tính cách cá nhân nhé!
- Nếu không có sở thích đặc biệt, hãy bỏ qua mục này và tập trung vào kỹ năng, kinh nghiệm, thành tựu làm việc. Việc không đưa mục sở thích vào CV sẽ không hề làm ảnh hưởng đến đánh giá của nhà tuyển dụng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
2/ Nhà tuyển dụng có quan tâm tới mục này không?
Nhà tuyển dụng thường sẽ chú ý đến sở thích trên cv của bạn. Tuy nhiên, mức độ quan tâm và ảnh hưởng đối với quyết định tuyển dụng sẽ khác nhau tùy vào vị trí và văn hóa doanh nghiệp.
Một số nhà tuyển dụng coi sở thích của ứng viên là quan trọng, trong khi đó số khác thì không. Chúng được quan tâm nếu thực sự liên quan đến tính chất công việc. Đặc biệt, với các công việc cần đến sáng tạo, khả năng giao tiếp như marketing, truyền thông, quảng cáo, kinh doanh, bán hàng thì những sở thích, kỹ năng sẽ được ưu tiên hơn cả.
Đặc biệt, với các ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, nhất là sinh viên mới ra trường thì những sở thích, kỹ năng này chính là phần tăng điểm dành cho các bạn. Do đó, hãy thật khéo léo trong cách lựa chọn ý để điền vào mục nhé!
3/ Nếu không có sở thích đặc biệt thì điền như thế nào?
Không phải ai cũng có sở thích đặc biệt và lúc này cách viết sở thích trong cv sẽ tập trung vào những điều sau:
- Liệt kê kỹ năng chuyên môn của bạn.
- Tập trung trình bày vào kinh nghiệm đã có.
- Trình bày rõ ràng thông tin học vấn, các chứng chỉ, khóa học đã tham gia có liên quan đến công việc.
- Thành tựu, giải thưởng: Nếu bạn có các giải thưởng, thành tích đáng chú ý, hãy đề cập đến chúng. Đây chắc chắn sẽ là điểm cộng rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
Tổng kết
Sở thích trong CV có thể tăng tính hấp dẫn nếu bạn biết cách thể hiện và trình bày một cách thông minh. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn băn khoăn và không biết nên trình bày CV ra sao cho ấn tượng, hãy để fastlance giúp bạn. Với kinh nghiệm chỉnh sửa hàng nghìn CV chúng tôi tự tin sẽ giúp bạn có được chiếc CV ấn tượng nhất!