Tổng hợp các kỹ năng trong CV luôn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Tổng hợp các kỹ năng trong CV luôn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Có được một CV ấn tượng chính là chìa khóa giúp bạn thu hút nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, trong một thị trường lao động đầy cạnh tranh như hiện nay thì ngoài kinh nghiệm làm việc, các nhà tuyển dụng cũng đánh giá rất cao phần kỹ năng của ứng viên. Vậy đâu là các kỹ năng trong CV quan trọng, giúp bạn khác biệt và nổi bật giữa hàng trăm hồ sơ khác? Hãy khám phá cách viết “tối ưu hoá” kỹ năng cùng fastlance để nâng cao cơ hội được gọi phỏng vấn, tiến gần hơn với công việc ước mơ ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng hợp các kỹ năng trong CV luôn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Tổng hợp các kỹ năng trong CV luôn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Cập nhật các kỹ năng trong CV quan trọng

Muốn tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng, ứng viên cần làm nổi bật được các kỹ năng cơ bản trong CV bao gồm cả kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm lẫn kỹ năng tư duy chính của chính mình. Trong đó, kỹ năng chuyên môn có thể là khả năng tính toán, phân tích dữ liệu, nghiên cứu thị trường. Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm và kỹ năng tư duy như ngoại ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề, cũng vô cùng quan trọng, nên được thể hiện trong CV rõ ràng. 

Các kỹ năng chuyên môn trong CV

Kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng cứng là phần kiến thức nền tảng về một lĩnh vực hay ngành nghề nào đó, mà bạn tích lũy được thông qua quá trình học tập, đào tạo,… ở các cơ sở giáo dục hoặc trong thời gian thực hiện các công việc trước đó. 

Kỹ năng chuyên môn là yếu tố then chốt quyết định mức độ phù hợp của bạn đối với vị trí công việc ứng tuyển. Do đó, thông qua CV, bạn nên liệt kê đầy đủ tất cả các kỹ năng chuyên môn mà mình sở hữu, nhằm chứng minh bản thân có khả năng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chẳng hạn, nếu bạn đang tìm việc làm kế toán, thì nhà tuyển dụng thường quan tâm và chú trọng hơn đến những chuyên môn như tính toán, phân tích số liệu,…

Dẫu vậy, các kỹ năng cứng trong CV cần được học hỏi và trau dồi mỗi ngày, nếu không bạn sẽ bị tụt lại phía sau so với những ứng viên khác.

Kỹ năng tính toán

Kỹ năng tính toán rất quan trọng trong ngành kế toán, tài chính
Kỹ năng tính toán rất quan trọng trong ngành kế toán, tài chính

Trong các kỹ năng cần có trong CV thì khả năng tính toán thường là yêu cầu bắt buộc cho các vị trí công việc liên quan đến lĩnh vực tài chính, nghiên cứu, kỹ thuật… nhằm giúp bạn thực hiện tốt các công việc liên quan đến phân tích thông tin, đồng thời tìm ra những giải pháp hợp lý, khoa học cho một vấn đề phức tạp nào đó. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng trong quản lý dự án, xây dựng chiến lược hay đề xuất giải pháp giải quyết các thách thức mà công ty gặp phải. Đặc biệt, trong lĩnh vực lập trình và phân tích dữ liệu, kỹ năng tính toán còn cho phép bạn thiết lập các thuật toán và công cụ tính toán phù hợp, để xử lý dữ liệu một cách hiệu quả, chính xác hơn.

Kỹ năng thiết kế

Mặc dù không phải vị trí công việc nào cũng yêu cầu kỹ năng thiết kế. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng thường sẽ đánh giá cao những ứng viên có khả năng sáng tạo để giúp thiết kế và chỉnh sửa hình ảnh, sản phẩm, thương hiệu của công ty,… nhất là ở các vị trí như designer, marketing, quảng cáo,…

Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Nếu muốn ứng tuyển vào vị trí Marketing đừng quên kỹ năng nghiên cứu thị trường
Nếu muốn ứng tuyển vào vị trí Marketing đừng quên kỹ năng nghiên cứu thị trường

Trong tất cả các kỹ năng cần có trong CV, thì kỹ năng nghiên cứu thị trường nổi bật như một tiêu chí quan trọng, để đánh giá ứng viên trong lĩnh vực Marketing. Kỹ năng này giúp ứng viên thu thập số liệu, nghiên cứu thông tin. Để đánh giá kỹ năng này, nhà tuyển dụng thường dựa vào mức độ am hiểu của ứng viên vào thị trường, hành vi, nhu cầu của người tiêu dùng, cách phân tích đối thủ,…. Từ đó, đưa ra nhận định và đánh giá về sự phù hợp của ứng viên đối với vị trí tuyển dụng.

Kỹ năng phân tích dữ liệu

Kỹ năng phân tích dữ liệu cho phép bạn tách rời các thông tin từ báo cáo, để xem xét và phát hiện ý nghĩa của các xu hướng biểu đồ, mô hình quan trọng. Từ đó, đưa ra các đánh giá, nhận xét về hiệu quả kinh doanh hay mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ….. một cách chính xác nhất. Đồng thời, đề xuất các biện pháp cải tiến phù hợp để nâng cao chất lượng ở những chỗ chưa tốt. 

Kỹ năng dịch thuật

Kỹ năng dịch thuật được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao
Kỹ năng dịch thuật được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao

Trong các môi trường đòi hỏi giao tiếp đa ngôn ngữ hay kết nối, mở rộng quan hệ đối tác quốc tế như xuất nhập khẩu, du lịch,… thì khả năng dịch thuật được xem là một trong các kỹ năng cần thiết trong CV, được nhà tuyển dụng vô cùng chú trọng. 

Kỹ năng báo cáo

Trong các kỹ năng ghi trong CV thì không thể nào thiếu kỹ năng làm báo cáo, nhất là với những công việc liên quan đến việc thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu. Việc thành tạo kỹ năng này sẽ giúp bạn tạo ra các báo cáo chính xác, chuyên nghiệp và dễ hiểu, nhằm đảm bảo mọi người trong tổ chức đều nằm bắt được tiến độ dự án. Từ đó, lên phương án cải thiện quy trình làm việc tốt hơn. 

Các kỹ năng mềm trong CV

Khi liệt kê các loại kỹ năng trong CV thì chắc chắn không thể nào thiếu được các kỹ năng mềm. Khác với kỹ năng cứng, kỹ năng mềm là kết quả của quá trình tự hoàn thiện và nâng cao bản thân của từng cá nhân. Không chỉ giúp bạn giao tiếp, ứng xử, xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, mà các kỹ năng mềm còn giúp bạn biết cách giải quyết vấn đề, quản lý áp lực, và thích ứng nhanh với các tình huống nơi công sở hiệu quả. 

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp rất cần cho đời sống công sở
Kỹ năng giao tiếp rất cần cho đời sống công sở

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong công việc, được nhiều nhà tuyển dụng quan tâm, đặc biệt là các vị trí liên quan đến thuyết trình, giáo dục, bán hàng…. Kỹ năng giao tiếp là cơ sở cho việc lắng nghe, thấu hiểu và trình bày sáng kiến, ý tưởng một cách rõ ràng, chính xác, trong các buổi thảo luận hay cuộc họp nhóm. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp còn là tiền đề giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Đồng thời, tạo ấn tượng tích cực với đối tác, khách hàng, cấp trên. 

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình không chỉ giúp bạn tự tin truyền đạt vấn đề đến người nghe một cách rõ ràng, hay thể hiện được khả năng giao tiếp mạnh mẽ. Mà kỹ năng này còn là phương thức gián tiếp để thể hiện sự tự tin và sự cầu tiến không ngừng trong công việc. Do đó, một ứng viên với kỹ năng thuyết trình tốt thường sẽ dễ dàng gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 

Kỹ năng làm việc trong môi trường áp lực

Các ứng viên sẽ được đánh giá cao nếu làm việc được trong môi trường áp lực
Các ứng viên sẽ được đánh giá cao nếu làm việc được trong môi trường áp lực

Xã hội ngày càng hiện đại, phát triển, vì vậy, việc nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên có kỹ năng làm việc trong môi trường áp lực là điều khá dễ hiểu. Chắc chắn không một nhà tuyển dụng nào mong muốn nhân viên của mình dễ dàng gục ngã hay bỏ cuộc khi chưa hoàn thành được công việc. Chính vì vậy, trong các kỹ năng viết trong CV thì đây là kỹ năng mà bạn nên cân nhắc. 

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng thiết lập và duy trì mối liên kết giữa các thành viên với nhau, nhằm giải quyết công việc chung một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Kỹ năng này đòi hỏi ở ứng viên cách sắp xếp, phân chia nhiệm vụ và tư duy giải quyết vấn đề trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn. Bên cạnh đó, làm việc nhóm còn giúp xây dựng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tạo tiền đề để cả nhóm đạt được các mục tiêu chung. Ngày nay, hầu hết các công ty đều làm việc dựa trên sự kết nối của đội nhóm. Do đó, việc liệt kê kỹ năng này trong CV sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đấy. 

Kỹ năng lãnh đạo

Người có khả năng lãnh đạo rất dễ tiến xa
Người có khả năng lãnh đạo rất dễ tiến xa

Trong các kỹ năng nên ghi trong CV thì kỹ năng lãnh đạo chính là khía cạnh quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng tiến xa trong công việc của ứng viên, nhất là ở các vị trí quản lý điều hành. Kỹ năng lãnh đạo không chỉ yêu cầu ứng viên sắp xếp, điều phối công việc một cách khoa học, logic,… mà còn cần thể hiện ở khả năng động viên, duy trì sự đoàn kết, nhiệt huyết cống hiến của các thành viên.

Kỹ năng thích nghi

Những ứng viên có khả năng hòa nhập tốt với môi trường mới, cũng như sẵn sàng thích nghi nhanh chóng với các thanh đổi trong công việc, thường rất được lòng các nhà tuyển dụng. Do đó, đừng ngần ngại liệt kê kỹ năng này trong CV của mình để cho nhà tuyển dụng thấy, bản thân là người linh hoạt và có tinh thần cầu tiến nhé. 

Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe chủ động sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
Kỹ năng lắng nghe chủ động sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

Kỹ năng lắng nghe chủ động là khả năng tập trung hoàn toàn vào người đối diện, không chỉ đơn thuần là nghe các từ ngữ, mà còn là ở việc thấu hiểu cảm xúc, biểu hiện khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể. Việc lắng nghe này thể hiện được sự tôn trọng, quan tâm và giúp bạn thấu hiểu sâu sắc thông điệp mà đối phương muốn truyền tải. Không chỉ cải thiện khả năng giao tiếp, kỹ năng này còn giúp tạo sự tin tưởng và tạo dựng các mối quan hệ gắn kết hơn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian là nền tảng để tổ chức và sử dụng thời gian hiệu quả, đảm bảo hoàn thành mọi công việc đúng hạn với chất lượng cao nhất. Kỹ năng này thể hiện ở cách bạn thiết lập lịch làm việc, tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, nhằm tối ưu hoá hiệu suất công việc. Hơn nữa, kỹ năng quản lý thời gian cũng giúp bạn cân bằng cuộc sống, công việc, nhằm giảm thiểu áp lực, căng thẳng một cách tối đa. 

Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán rất cần cho các công việc như luật sư, quản lý dự án
Kỹ năng đàm phán rất cần cho các công việc như luật sư, quản lý dự án

Ở môi trường công sở, khả năng đàm phán tốt không chỉ giúp bạn khéo léo xử lý các tình huống, mà còn tăng cường sự nhạy bén khi thương thảo hợp đồng với khách hàng, đối tác, nhất là ở những vị trí đặc thù như luật sư, quản lý dự án,… Thêm nữa, khả năng này còn giúp bạn tránh khỏi những mâu thuẫn không đáng có khi làm việc với cấp trên hay đồng nghiệp. Từ đó, góp phần không nhỏ vào việc tạo nên một môi trường làm việc hài hoà, thân thiện.

Kỹ năng ngoại ngữ

Trong thời đại 4.0, với sự hội nhập và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì ngoại ngữ được xem là một kỹ năng cực kỳ quan trọng, đóng vai trò như một  bước đệm cho việc thăng tiến sự nghiệp trong tương lai. Vì vậy, tại mô tả các kỹ năng trong CV, đừng quên liệt kê thêm kỹ năng ngoại ngữ của bản thân để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.

Kỹ năng tin học văn phòng

Kỹ năng tin học văn phòng trong công việc là vô cùng cần thiết
Kỹ năng tin học văn phòng trong công việc là vô cùng cần thiết

Nhắc đến các kỹ năng nên có trong CV thì không thể nào thiếu kỹ năng tin học văn phòng, khi hầu hết tất cả các công việc hiện nay đều đòi hỏi nhân viên biết sử dụng máy tính từ soạn thảo văn bản, đến thiết kế, làm báo cáo,…. Do đó, việc thể hiện kỹ năng tin học văn phòng trong CV chính là cách mà bạn tạo lợi thế đáng kể so với các ứng viên khác, nhất là ở những vị trí như kế toán hay hành chính nhân sự,…

Các kỹ năng tư duy trong CV

Nhắc đến các kỹ năng nên viết trong CV thì không thể nào thiếu kỹ năng tư duy. Đây chính là yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp bạn đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, để giải quyết các vấn đề quan trọng, cũng như khi cần phát triển một chiến lược dài hạn cho công ty. 

Kỹ năng phản biện

Cách đưa ra quan điểm và lý luận để giải quyết một vấn đề nào đó chính là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng phản biện của bạn. Một ứng viên có khả năng nắm rõ tình hình nhanh chóng, sau đó phân tích thông tin khách quan. Đồng thời, đưa ra các quyết định một cách đúng đắn, thông minh, có tính thuyết phục cao sẽ dễ dàng tạo được ấn tượng mạnh mẽ đến nhà tuyển dụng. 

Kỹ năng sáng tạo

Kỹ năng sáng tạo được nhà tuyển dụng quan tâm
Kỹ năng sáng tạo được nhà tuyển dụng quan tâm

Kỹ năng sáng tạo là khả năng tạo ra các ý tưởng hay phương pháp tiếp cận mới, có tính đột phá, giúp giải quyết các vấn đề phức tạp nhanh chóng và hiệu quả cao. Ngày nay, hầu hết các nhà tuyển dụng đều thích ứng viên sở hữu kỹ năng này. Do đó, trong các kỹ năng cần ghi trong CV thì kỹ năng sáng tạo là một điểm sáng mà bạn không nên bỏ qua đấy. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng sẽ phát sinh các vấn đề cần được giải quyết trong lúc vận hành. Vì vậy, nếu bạn là ứng viên có khả năng đánh giá và phân tích thông tin. Sau đó, tìm ra các giải pháp hiệu quả, sáng tạo theo nhiều hướng khác nhau, thì đừng ngần ngại chia sẻ với nhà tuyển dụng bên trong CV nhé. 

Kỹ năng trí tuệ cảm xúc

Những ứng viên có thể kiểm soát được thái độ, cảm xúc của bản thân đối với công việc, và mối quan hệ với người xung quanh thường rất được nhà tuyển dụng lưu tâm. Bởi thông qua kỹ năng này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn phải là người làm việc dựa theo cảm tính hay không. 

Hướng dẫn chi tiết cách viết các kỹ năng trong CV

Cách viết các kỹ năng trong CV không phải ứng viên nào cũng biết
Cách viết các kỹ năng trong CV không phải ứng viên nào cũng biết

Thông thường, một ứng viên với nhiều kỹ năng hữu ích trong công việc rất dễ ghi điểm với nhà tuyển dụng. Dẫu vậy, không phải ai cũng biết cách làm thế nào để trình bày những kỹ năng này bên trong CV một cách ấn tượng. Mặc khác, việc “tham lam” điền quá nhiều kỹ năng không thực sự chính xác, cũng có thể gây ra rắc rối cho ứng viên sau khi được nhận vào làm. Do đó, các kỹ năng để viết trong CV cần phải vừa đảm bảo tính chân thực, thể hiện được thế mạnh của bản thân, nhưng vừa phải đánh trúng tâm lý của nhà tuyển dụng. 

Việc đưa các kỹ năng trong CV xin việc không hề khó, cái khó ở đây đó là làm thế nào để thu hút được nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn cần xác định được kỹ năng nào mà bản thân mình thành thạo, liên quan trực tiếp đến vị trí tuyển dụng, tránh liệt kê những kỹ năng không liên quan, rồi mới điền vào CV. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong việc xác định bạn có đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của vị trí tuyển dụng hay không.

Về cách trình bày thì mục kỹ năng sẽ được viết sau phần chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Sau khi nắm được các thông tin về hồ sơ năng lực của ứng viên, nhà tuyển dụng mới lưu tâm đến kỹ năng. Những ứng viên có phần kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển thì sẽ là 1 điểm cộng cho CV đó. Ngoài ra, nếu bạn hỏi có nên sử dụng các thanh đánh giá kỹ năng trong CV không? thì câu trả lời sẽ là có thể. Ở mục kỹ năng này, bạn có thể lựa chọn 2 hình thức để trình bày đó là liệt kê và đánh giá theo thanh kỹ năng (thanh thang điểm). Trong đó:

  • Những ứng viên muốn trình bày theo dạng liệt kê thì tốt hơn hết là nên đưa những kỹ năng nổi bật, liên quan trực tiếp đến vị trí công việc lên trước. Ví dụ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng phân tích dữ liệu, kỹ năng giao tiếp,… nếu là công việc sale.
  • Đối với đánh giá thang điểm, ứng viên có thể tự chấm các kỹ năng của mình theo thang điểm từ 1 – 10 hoặc 1 – 100 đều được. Dẫu vậy, so với liệt kê, cách trình bày này rất khó để nhà tuyển dụng nắm bắt được mức độ kỹ năng của ứng viên. Do đó, bạn nên cân nhắc khi lựa chọn sao cho phù hợp. 

Cần lưu ý gì khi viết các kỹ năng trong CV

Ngoài cách viết các kỹ năng thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây, để CV mình được nổi bật nhất:

Chọn lọc các kỹ năng phù hợp với vị trí công việc

Thay vì tham lam, cố tính nhồi nhét tất cả những kỹ năng không liên quan, thì bạn chỉ nên chọn lọc và trình bày những kỹ năng thực sự phù hợp với vị trí công việc. Để làm được điều này, bạn cần đọc kỹ trước bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra. Sau đó, xác định những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm mà công việc cần có, rồi hãy liệt kê vào trong CV. Hãy luôn nhớ điều này, kỹ năng càng phù hợp thì khả năng trúng tuyển càng cao. 

Phân loại kỹ năng trước khi trình bày

Phân loại kỹ năng trước khi trình bày vô cùng quan trọng
Phân loại kỹ năng trước khi trình bày vô cùng quan trọng

Phân loại kỹ năng trước khi trình bày không chỉ giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm bắt được thông tin, mà đây còn là cách để bạn làm nổi bật ưu thế của mình. Đối với những công việc yêu cầu nhiều kỹ năng, thì bạn nên phân chia kỹ năng của bản thân thành kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cứng, kỹ năng tuy duy. Cách phân loại này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhận biết được bạn có phù hợp với công việc hay không. 

Cần chú ý đến các kỹ năng mềm trong CV

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, nhà tuyển dụng cũng thường ưu tiên những ứng viên phù hợp với văn hoá doanh nghiệp và có khả năng thích nghi nhanh với môi trường mới. Vì vậy, bạn đừng quên thể hiện những kỹ năng mềm phù hợp trong CV, để giúp bản thân dành được sự quan tâm của nhà tuyển dụng nhé. 

Biết cách phân biệt kỹ năng và thế mạnh

Trên thực tế, kỹ năng và thế mạnh là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau:

  • Khả năng là kỹ năng mà một người có thể học được thông qua rèn luyện và trải nghiệm cá nhân. Ví dụ như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề…
  • Thế mạnh có thể là một kỹ năng, nhưng đôi khi cũng dùng để gọi một phẩm chất, một đam mê hoặc một sở trường đặc biệt của ai đó. Đây được xem là một khía cạnh tích cực, góp phần vào sự thành công trong cả công việc và đời sống. Ví dụ: thế mạnh lãnh đạo, thế mạnh sáng tạo…..

Việc trình bày các kỹ năng trong CV là yếu tố quan trọng, giúp nhà tuyển dụng đánh giá nhanh sự phù hợp của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Do đó, hy vọng qua bài viết của fastlance, bạn đã biết được nên trình bày các kỹ năng nào bên trong CV của mình, cũng như làm thế nào để trình bày kỹ năng một cách nổi bật nhất. Để từ đó, làm bước đệm cho việc tìm được một công việc ưng ý, tạo tiền đề để tăng tiến trong tương lai. 

Related Posts
This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.