Phỏng vấn xin việc là bước cực kỳ quan trọng, có khả năng quyết định sự thành bại của bạn trong hành trình tìm kiếm ứng viên cho công việc lý tưởng. Lúc này, việc có được một kỹ năng phỏng vấn tốt sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá đúng đắn ứng viên cũng như chiêu mộ thêm nhiều nhân tài. Hãy cùng Fastlance khám phá những bí quyết quan trọng giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm được ứng viên ưu tú nhất!
Khái niệm kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng
Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng là một trong những năng lực quan trọng của nhà tuyển dụng, chủ yếu dùng để thu thập thông tin, đánh giá ứng viên một cách chính xác, hiệu quả. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể xác định được mức độ phù hợp của ứng viên đối với vị trí công việc và với công ty. Theo đó, nhà tuyển dụng cần nắm bắt và hiểu rõ yêu cầu của từng vị trí tuyển dụng, để từ đó, đưa ra câu hỏi phù hợp, mang tính thử thách cho ứng viên. Những câu hỏi này, không chỉ khai thác năng lực chuyên môn, mà còn đánh giá khả năng thích ứng, thái độ, tính cách ứng viên, nhằm đưa ra quyết định tuyển dụng chính xác nhất.
Tại sao phải có kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng?
Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xem xét, đánh giá và lựa chọn ứng viên. Kỹ năng này cho phép nhà tuyển dụng lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc và văn hoá doanh nghiệp.
Nhằm đánh giá ứng viên
Kỹ năng phỏng vấn thành thục sẽ giúp nhà tuyển dụng xem xét và đánh giá toàn diện về ứng, thông qua nhiều khía cạnh khác nhau như kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tính cách. Điều này chính là chìa khoá để xác định mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc. Một buổi phỏng vấn xuất sắc không chỉ dừng lại ở những câu hỏi thông thường, mà còn yêu cầu nhà tuyển dụng đặt ra các tình huống giả định, để kiểm tra tư duy và cách xử lý vấn đề của ứng viên. Những tình huống này cũng là cơ sở để đánh giá tư duy logic, khả năng truyền đạt ý tưởng và sức thuyết phục của ứng viên, thông qua cách họ trả lời, cũng như tương tác trong suốt quá trình phỏng vấn.
Kiểm tra thông tin từ hồ sơ
Kỹ năng phỏng vấn tốt đóng vai trò quan trọng giúp trong việc xác thực thông tin từ hồ sơ của ứng viên. Thông qua quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể kiểm tra kiểm tra độ chính xác và trung thực của thông tin. Từ đó, đưa ra các quyết định tuyển dụng đúng đắn nhất.
Tạo dựng mối quan hệ
Quá trình phỏng vấn cũng là một cơ hội để nhà tuyển dụng xây dựng mối quan hệ tốt với các ứng viên tiềm năng. Cho dù ở lần phỏng vấn này, ứng viên chưa thực sự phù hợp với công việc và không được chọn thì một buổi phỏng vấn chất lượng có thể để lại ấn tượng tích cực, khiến họ quan tâm đến công ty trong tương lai.
Đánh giá kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc, khả năng tương tác với đồng nghiệp, khách hàng đối tác. Do đó, trong hầu hết mọi vị trí công việc, thì giao tiếp được xem là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, mà hầu như nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu.
Kỹ năng phỏng vấn tốt sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng giao tiếp của ứng viên. Thông qua việc đặt ra các câu hỏi mang tính thách thức, nhằm đánh giá tư duy và cách ứng viên tương tác với người đối diện.
So sánh với văn hóa tổ chức
Quá trình phỏng vấn chính là cơ hội tuyệt vời để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên đối với văn hoá tổ chức. Thông qua những câu hỏi mở xoay quanh mục tiêu cá nhân, phong cách làm việc, nhà tuyển dụng có thể xác định được đâu là ứng viên có khả năng thích nghi với môi trường doanh nghiệp, với đội ngũ hiện tại. Điều này không chỉ là nền tảng trong việc xây dựng đội ngũ vững mạnh, bức phá, mà còn là yếu tố then chốt giúp thúc đẩy hiệu suất làm việc chung.
8+ kỹ năng phỏng vấn nhà tuyển dụng không thể bỏ qua
Để triển khai một buổi phỏng vấn hiệu quả và chất lượng, nhà tuyển dụng không thể bỏ qua 8+ kỹ năng cần thiết sau đây:
Tư duy phân tích
Một nhà tuyển dụng giỏi sẽ biết cách phân tích thông tin của ứng viên để đưa ra những kết luận chuẩn xác. Thông qua những thông tin ở hồ sơ, thư xin việc hay bài phỏng vấn,… nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được về kinh nghiệm, kỹ năng và tiềm năng của bạn. Đồng thời, bạn cũng đánh giá được ứng viên đó có phù hợp với vị trí đang tuyển hay không.
Kỹ năng giao tiếp
Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng không thể bỏ qua kỹ năng giao tiếp với ứng viên. Nhờ đó, bạn có thể truyền đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng và thu hút được thêm nhân tài về cống hiến cho doanh nghiệp.
Thái độ tự tin
Khi giữ thái độ tự tin, nhà tuyển dụng sẽ giao tiếp với ứng viên cực kỳ hiệu quả. Nhờ thế, ứng viên sẽ thiện cảm và đánh giá tốt về môi trường làm việc của công ty.
Quản lý thời gian
Nhà tuyển dụng nên biết cách quản lý thời gian để cuộc phỏng vấn diễn ra đúng tiến độ, không làm ảnh hưởng đến những cuộc họp khác hay làm xáo trộn thời gian của ứng viên.
Học cách lắng nghe
Khi sở hữu kỹ năng lắng nghe, nhà tuyển dụng có thể thấu hiểu được kỹ năng, kinh nghiệm cũng như mục tiêu nghề nghiệp mà ứng viên hướng đến. Từ đó, bạn sẽ đánh giá được ứng viên có thật sự phù hợp với môi trường và vị trí công việc hay không. Mặt khác, việc lắng nghe những chi tiết nhỏ khi ứng viên trả lời cũng sẽ thể hiện được năng lực giải quyết vấn đề của họ.
Mặt khác, lắng nghe còn được xem là kỹ năng phỏng vấn giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt với ứng viên. Nhờ thế, hai bên có thể tin cậy lẫn nhau và có những tương tác tích cực.
Hoạt động có tổ chức
Sắp xếp và quản lý quy trình phỏng vấn là kỹ năng cần có ở một nhà tuyển dụng giỏi. Họ biết cách đảm bảo những yếu tố cho buổi phỏng vấn đều được chuẩn bị kỹ lưỡng. Điều này tránh khỏi tình trạng trì hoãn phỏng vấn, bỏ sót ứng viên tiềm năng hay kết quả tuyển dụng không chuẩn.
Kiến thức về ngành
Một kỹ năng phỏng vấn khác không thể bỏ qua ở một nhà tuyển dụng xuất sắc đó chính là am hiểu tường tận về vị trí đang tuyển dụng. Kiến thức này sẽ giúp họ đưa ra những câu hỏi phù hợp và đánh giá chuẩn xác năng lực ứng viên.
Kỹ năng đánh giá
Cuối cùng, nhà tuyển dụng cũng cần rèn luyện khả năng đánh giá chính xác và khách quan. Những yếu tố cần cân nhắc là kinh nghiệm, kỹ năng và thái độ làm việc có phù hợp văn hóa tổ chức hay không. Điều này đảm bảo rằng ứng viên sẽ hoàn thành công việc một cách tối ưu nhất.
Mặt khác, kỹ năng này cũng giúp bạn phân loại tốt ứng viên dựa trên khả năng và mức độ đáp ứng đối với công việc. Qua đây, một danh sách các ứng viên tiềm năng sẽ được lập ra để giảm bớt công sức, thời gian tìm kiếm.
Bí kíp cải thiện kỹ năng phỏng vấn cho người mới
Để cải thiện kỹ năng phỏng vấn cho ứng viên, sau đây là một số bí kíp mà bạn không thể bỏ qua:
Học cách lắng nghe và tương tác
Xuyên suốt quá trình phỏng vấn, bạn hãy lắng nghe và có những tương tác tích cực với ứng viên. Đồng thời đặt ra những câu hỏi để biết ứng viên có thật sự phù hợp với vị trí hay không.
Thực hành đánh giá và phản hồi
Việc tự đánh giá bản thân sau mỗi lần phỏng vấn sẽ giúp bạn biết được mình có điểm mạnh, điểm yếu nào. Từ đó từng bước cải thiện kỹ năng để có phương án phỏng vấn hiệu quả hơn.
Đưa ra tình huống giả định
Bên cạnh đó, bạn cũng thường xuyên sử dụng những tình huống giả định để nhận xét năng lực giải quyết vấn đề cũng như tư duy logic. Có thể tham khảo một tình huống nào đó trong công việc và yêu cầu ứng viên biết cách diễn tả.
Tham gia đào tạo, học trong tài liệu
Trong quá trình làm việc, người tuyển dụng phải biết cập nhật những xu hướng tuyển dụng mới cũng như tham gia các khóa đào tạo để nắm vững kỹ năng. Không ngừng tham gia kinh nghiệm từ các nhà tuyển dụng thành công khác cũng là cách để bạn phát triển kỹ năng phỏng vấn. Hiện nay, có nhiều khóa học phỏng vấn đã được triển khai bởi doanh nghiệp hoặc trung tâm đào tạo. Bạn có thể trau dồi kiến thức tuyển dụng của mình từ những chuyên gia tại đây.
Nghiên cứu, chuẩn bị trước phỏng vấn
Việc hiểu rõ về vị trí đang tuyển dụng sẽ giúp bạn định hình và tìm kiếm ứng viên phù hợp. Cũng đừng quên đọc kỹ hồ sơ ứng viên trước buổi phỏng vấn để có những thông tin khách quan và đưa ra câu hỏi phù hợp.
Đặt bộ câu hỏi phổ biến
Trước khi phỏng vấn, bạn phải lập ra một danh sách các câu hỏi liên quan đến kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giải quyết vấn đề,… Những câu hỏi này sẽ đánh giá được khả năng của ứng viên đến đâu và có phù hợp với mục tiêu tổ chức không/
Thực hành phỏng vấn thực tế
Cuối cùng, nhà tuyển dụng có thể tập luyện cách đặt câu hỏi cũng như cách lắng nghe ứng viên trả lời. Từ đó, bạn sẽ kiểm soát tốt buổi phỏng vấn cũng như thu thập các thông tin hữu ích về ứng viên. Thông qua việc thực hành phỏng vấn, những điểm còn hạn chế sẽ được cải thiện để trở nên chuyên nghiệp hơn.
Bài viết trên đây đã chia sẻ những bí kíp hiệu quả để cải thiện kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Việc phỏng vấn không chỉ giúp tìm kiếm những nhân tài về làm việc mà còn gia tăng thiện cảm của ứng viên đối với công ty. Hy vọng những thông tin mà fastlance chia sẻ sẽ thật sự hữu ích với bạn!