Khi phỏng vấn xin việc, ngoài am hiểu nền tảng chuyên môn thì ứng viên cũng cần chuẩn bị tâm lý trước những câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Điều này đòi hỏi bạn phải tham khảo những kinh nghiệm phỏng vấn để tự tin và trả lời khôn khéo nhất. Ngay sau đây, fastlance sẽ bật mí những tips chinh phục nhà tuyển dụng mà bạn không thể bỏ qua!
Kinh nghiệm phỏng vấn từ A – Z cho người mới
Với người mới, những ngày đầu phỏng vấn là những ngày cực kỳ “gian nan”. Thấu hiểu điều đó, dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm phỏng vấn hiệu quả mà bạn nên tham khảo:
Tìm hiểu công ty ứng tuyển
Theo những người đi trước, ứng viên trước hết cần phải tìm hiểu những thông tin liên quan đến công ty muốn ứng tuyển. Đặc biệt là những sự kiện, giải thưởng quan trọng của công ty đó. Bạn có thể tìm hiểu thông qua website hoặc kênh truyền thông chính thức của doanh nghiệp. Tại đây, thông tin về văn hóa, lĩnh vực kinh doanh, bộ máy điều hành và cấp lãnh đạo của công ty đều được đề cập rõ.
Khi bạn thu thập được nhiều thông tin về công ty, phần phỏng vấn sẽ được chuẩn bị một cách tốt nhất. Từ đó, bạn có thể dễ dàng trở thành ứng viên tiềm năng và gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng.
Hiểu rõ công việc muốn ứng tuyển
Ngoài tìm hiểu về doanh nghiệp, ứng viên cũng cần nghiên cứu vai trò, trách nhiệm của công việc muốn ứng tuyển. Từ đó, bạn sẽ biết được đâu là kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc tối ưu hơn. Không những thế, bạn cũng đưa ra những câu hỏi hợp lý cho nhà tuyển dụng về lương thưởng, phúc lợi.
Tập luyện hỏi đáp theo bài phỏng vấn mẫu
Khi phỏng vấn, bạn thường sẽ nhận những câu hỏi về bản thân mình như ưu nhược điểm, thành tựu, mục tiêu công việc,… Tuy nó đã được đề cập trong CV nhưng bạn cũng nên ghi nhớ sẵn trong đầu và thể hiện một cách tự nhiên nhất có thể. Điều này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy tin tưởng và an tâm giao công việc đó cho bạn. Mặt khác, bạn cũng nên chủ động đặt ra câu hỏi để thể hiện bản thân mong muốn tìm hiểu về công ty. Cụ thể là 2 – 4 câu hỏi về mục tiêu công ty, những vấn đề trong công việc,…Cần nêu câu hỏi từ tốn và truyền tải nội dung chính xác để không tạo cảm giác dồn dập cho nhà tuyển dụng.
Chuẩn bị sẵn các tình huống bất ngờ của nhà tuyển dụng
Khi gặp những câu hỏi về nhược điểm của bản thân hay tình huống giả định, bạn không nên tỏ ra bất ngờ và bối rối. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng thông qua những câu hỏi này để đánh giá phương án giải quyết vấn đề và tư duy phản biện của bạn. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện sự nhạy bén và cá tính của mình. Khi dám trả lời câu hỏi, bản thân bạn cũng đủ bản lĩnh đối mặt với những thử thách trong công việc.
Chuẩn bị câu hỏi cho bên tuyển dụng
Một kinh nghiệm phỏng vấn mà bạn không thể bỏ qua là đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Điều này giúp công ty đánh giá bạn là một người có hiểu biết và quan tâm đến vị trí ứng tuyển. Một số câu hỏi mà bạn có thể dành cho nhà tuyển dụng gồm:
- Anh/chị có thể nêu một số trách nhiệm mà vị trí này phải thực hiện hằng ngày không?
- Nếu làm việc ở vị trí này, hiệu suất làm việc của tôi được tính toán, đo lường như thế nào? Trong thời gian bao lâu?
- Bộ phận này sẽ hợp tác với những bộ phận nào của công ty?
Soạn sẵn hồ sơ cần thiết
Khi phỏng vấn, bạn nên mang theo đầy đủ những hồ sơ cần thiết như thư xin việc, CV, chứng chỉ và bằng cấp có liên quan. Dù bạn đã gửi CV trước đó cho công ty thì vẫn nên mang theo bản sao. Điều này đảm bảo bản thân luôn cung cấp đủ tài liệu trong trường hợp có nhiều hơn 2 người phỏng vấn.
Ăn mặc nghiêm chỉnh, hợp buổi phỏng vấn
Yếu tố gây ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng đó chính là cách ăn mặc và tác phong của ứng viên. Dù bạn có kiến thức giỏi đến đâu nhưng nếu xuất hiện với quần áo lôi thôi, thiếu nghiêm chỉnh thì cũng dễ bị đánh rớt. Bởi lẽ, doanh nghiệp sẽ cho rằng ứng viên không thật sự tôn trọng và nghiêm túc với buổi phỏng vấn.
Đến phỏng vấn đúng giờ
Đảm bảo rằng bạn đến buổi phỏng vấn đúng giờ, tốt nhất là nên sớm hơn để có thời gian chuẩn bị. Việc trễ giờ sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một người thiếu sự chuẩn bị và không xem trọng buổi phỏng vấn. Để không bị trễ hẹn, bạn hãy dành trước đó 1 ngày để nghiên cứu đường đi, địa điểm. Chuẩn bị sẵn những giấy tờ cần thiết và đến trước giờ phỏng vấn 10 – 15 phút để ổn định tâm lý, chỉnh trang quần áo.
Mẹo hay khi phỏng vấn giúp “nắm chắc” phần thắng
Để nắm chắc phần thắng trong quá trình ứng tuyển, bạn không thể bỏ qua những kinh nghiệm phỏng vấn hữu ích sau đây:
Khéo léo bộc lộ ưu điểm cá nhân
Bộc lộ ưu điểm cá nhân là một cách để ghi điểm dễ dàng với nhà tuyển dụng. Trường hợp bạn là người mới chưa có kinh nghiệm, nên ưu tiên những thế mạnh phù hợp với vị trí ứng tuyển. Chẳng hạn như khả năng xử lý tình huống, thành tích học tập tốt, kỹ năng giao tiếp,…
Hạn chế trả lời “KHÔNG”
Một kinh nghiệm phỏng vấn được nhiều người truyền tai nhau là tránh trả lời “Không”. Cụ thể, nếu nhà tuyển dụng hỏi một câu mà bạn chưa biết, việc trả lời “tôi không biết” sẽ khá thụ động và tiêu cực. Thay vì vậy, bạn có thể trả lời là “tôi vẫn chưa tìm hiểu về vấn đề này”, “tôi sẽ nghiên cứu sau” để thể hiện tinh thần chủ động học hỏi.
Không nói nhiều về doanh nghiệp cũ
Khi được hỏi về lý do ngừng làm việc tại công ty cũ, bạn tuyệt đối không được nói xấu về công ty đó. Có thể lựa chọn những lý do gây đồng cảm như “Tôi muốn có nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn” hoặc “Tôi muốn thử sức trong môi trường làm việc năng động hơn”.
Thể hiện khả năng đặt vấn đề
Nếu chỉ ngồi im và lắng nghe một cách thụ động, bạn sẽ bị mất điểm. Lời khuyên cho bạn lúc này là hãy chủ động đặt câu hỏi để tăng sự gần gũi của bầu không khí. Lưu ý đặt câu hỏi vào đúng thời điểm và bày tỏ thái độ mong muốn tìm hiểu, cụ thể khi người phỏng vấn đưa ra câu hỏi “Bạn còn thắc mắc gì về công việc hay doanh nghiệp không”.
Nụ cười thân thiện
Nụ cười ngoài công dụng giúp cơ thể thư giãn mà còn tạo không khí thoải mái cho buổi phỏng vấn. Nhờ thế, bạn sẽ trở nên tự tin và nhà tuyển dụng cũng có ấn tượng tốt hơn. Song, bạn không cần thiết phải cười xuyên suốt buổi vì sẽ trông gượng gạo, thiếu tự nhiên.
Trạng thái chuyên nghiệp, tự tin
Thần thái tự nhiên sẽ biến bạn thành một con người có khí chất đĩnh đạc, bản lĩnh. Khi nói, ứng viên nên nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng và trả lời câu hỏi ở tone vừa phải, rõ ràng. Nếu thiếu bình tĩnh, hãy hít thật sâu trước khi nói để nhanh chóng tự tin trở lại.
Tạo ngôn ngữ hình thể phù hợp
Nhà tuyển dụng thường đã được đào tạo bài bản về khả năng thấu hiểu ngôn ngữ cơ thể. Vì thế, bạn cũng nên học hỏi cách sử dụng hình thể như thế nào để làm toát ra được sự tự tin như ngồi thẳng lưng, nhìn thẳng vào đối phương,… Hạn chế những biểu hiện tỏ vẻ bạn đang bối rối như nghịch nút áo, ngó nghiêng, vuốt tóc,…
Trả lời trung thực
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đề cao sự trung thực của ứng viên. Việc nói dối về những gì mình có sẽ dễ dàng bị phát hiện chỉ với một vài câu hỏi. Mặt khác, năng lực của bạn sẽ bộc lộ rõ ràng nhất trong suốt giai đoạn thử việc và nếu bạn không đáp ứng yêu cầu sẽ có thể bị cho nghỉ.
Thể hiện năng lượng mạnh mẽ
Ngoài quan tâm đến nội dung trả lời, nhà tuyển dụng cũng chú trọng đến giọng điệu và cách truyền tải của bạn. Hãy học cách nhấn nhá hợp lý, giọng điệu tích cực để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Tổng hợp bộ các câu hỏi khi phỏng vấn
Để bạn chuẩn bị câu trả lời ấn tượng, dưới đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất trong buổi phỏng vấn:
Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân bạn?
Bạn chỉ cần giới thiệu bản thân ngắn gọn trong khoảng 5 – 6 câu. Những yếu tố nên đề cập đến bao gồm:
- Danh tính.
- Năng lực liên quan đến công việc.
- Định hướng trong công việc mới.
Mục tiêu nghề nghiệp bạn hướng đến là gì?
Bạn xác định rõ định hướng nghề nghiệp và mục đích cuối cùng muốn hướng tới. Cần đưa ra một cách thực tế, có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp và vị trí ứng tuyển kèm theo lý do.
Vì sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
- Nếu bị sa thải: Nói rõ nguyên nhân và bài học rút ra để không lặp lại sai lầm.
- Nếu tự nguyện nghỉ việc: Trình bày một cách tích cực nhất như muốn tìm môi trường mới, tìm cơ hội phát triển bản thân,…
- Một số yếu tố khách quan khác như lương công ty cũ thấp, muốn tìm việc gần nhà,…
Bạn có điểm mạnh gì?
Chuẩn bị trước một vài thế mạnh gắn liền với công việc. Tốt nhất nên kèm theo một số dẫn chứng cụ thể về những kỹ năng, thành tựu đã học được.
Điểm yếu của bạn là gì?
Bạn chỉ cần khéo léo thừa nhận nhược điểm của mình và đề cập đến những giải pháp đã thực hiện để khắc phục điểm yếu đó. Ví dụ:
- Vì tôi hay quên nên luôn sắp xếp sẵn lịch trình công việc.
- Vì tôi còn thiếu tự tin khi giao tiếp tiếng Anh nên vẫn luôn luyện tập vào thời gian rảnh.
Lưu ý: Những điểm yếu đưa ra không liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển.
Tại sao bạn lại muốn ứng tuyển ở vị trí này?
Lúc này, bạn đề cập bản thân đã có kinh nghiệm ở vị trí tương đương rồi bày tỏ niềm đam mê của mình với công việc. Kết thúc bằng việc khẳng định năng lực bản thân hoàn toàn phù hợp với vị trí đó.
Bạn đã từng làm ở vị trí này chưa?
Tập trung vào những phẩm chất chứng minh bản thân phù hợp với công việc. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc cho bạn cơ hội dù bạn chưa từng hoặc có ít kinh nghiệm ở vị trí này.
Bạn có ngại khi làm thêm giờ không?
Câu hỏi này dùng để đánh giá trách nhiệm của ứng viên. Do đó bạn cần:
- Trình bày kinh nghiệm làm việc thêm giờ trong thời gian trước đây.
- Đề cập chế độ và quyền lợi ở công ty cũ khi làm thêm giờ một cách khéo léo. Đồng thời hỏi khéo nhà tuyển dụng về những quyền lợi khi làm thêm ngoài giờ.
- Khẳng định bản thân luôn đảm bảo được tiến độ công việc dù có overtime hay không.
Bạn có điều gì không hài lòng ở sếp cũ không?
Hạn chế đề cập những điều tiêu cực ở sếp cũ, thay vào đó nhấn mạnh những gì bạn đã được học hỏi từ vị sếp đó. Nếu cả hai từng có bất đồng lớn, hãy giảm nhẹ xuống mức thấp nhất và trình bày cách giải quyết của cả hai lúc đó.
Công ty cũ trả mức lương cho bạn là bao nhiêu?
Khi nhận được câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo các cách sau:
- Dùng một con số chung chung, chẳng hạn “trên 12 triệu”.
- Đề cập đến mức lương khởi điểm và hiện tại ở công ty cũ.
- Cung cấp một con số chính xác, nên là tổng mức lương hằng năm trước thuế TNCN. Điều này tránh cảm giác mức lương của bạn thấp hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn online
Thay vì phỏng vấn trực tiếp, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức phỏng vấn online. Với hình thức này, sau đây là một số kinh nghiệm hữu ích cho bạn:
Chọn thời gian phỏng vấn
Khi được hỏi về thời gian có thể tham gia phỏng vấn online, bạn hãy chọn ra khung giờ linh động không đan xen những lịch trình khác. Nhờ vậy, bạn sẽ đối phó được với những trường hợp như công ty đột ngột thay đổi giờ, trễ giờ phỏng vấn,… Khi nhận được thông tin chính xác về thời gian phỏng vấn, bạn phải ghi chú ngay vào điện thoại, lịch bàn,…
Luyện tập hỏi đáp trôi chảy
Nếu chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi, bạn sẽ trình bày nó một cách chỉn chu và tự tin hơn. Đây sẽ là điểm cộng rất lớn mà nhà tuyển dụng ghi nhận từ bạn.
Luyện tập trước ở nhà để trình bày một cách chỉn chu
Lựa chọn background máy tính phù hợp
Background phỏng vấn nên được sắp xếp gọn gàng, yên tĩnh để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Không chọn những khu vực ồn ào, đông người qua lại vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự trao đổi của đôi bên.
Thao tác thành thạo phần mềm phỏng vấn online
Trước khi phỏng vấn, ứng viên cần làm quen với những phần mềm phỏng vấn online phổ biến như Google Meet, Zoom,… Điều này giúp hạn chế những trục trặc khiến bạn bối rối với nhà tuyển dụng.
Chăm chút ngoại hình chỉn chu, lịch sự
Một vẻ ngoài lịch sự, chỉn chu sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá tốt về bạn. Không những thế, nó còn thể hiện sự nghiêm túc của bạn dù chỉ là phỏng vấn trực tuyến. Trang phục không đòi hỏi quá cầu kỳ nhưng phải lịch sự, gọn gàng.
Kiểm tra các thiết bị, mạng Internet
Để kết nối được suôn sẻ trong suốt buổi phỏng vấn, bạn cần kiểm tra mạng Internet và các thiết bị công nghệ. Cụ thể là thiết bị camera xem có hoạt động tốt hay không, âm thanh như thế nào,…
Fastlance là nền tảng chuyên kết nối doanh nghiệp với cộng đồng freelancer uy tín khắp toàn quốc. Khi tham gia nền tảng, freelancer sẽ không còn lo ngại về vấn đề tìm việc vì đã có hơn 70 ngành nghề được triển khai tại đây. Khách hàng là những doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài có nhu cầu tìm kiếm ứng viên chất lượng cho vị trí công việc. Chỉ cần trang bị kinh nghiệm phỏng vấn, bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình cơ hội việc làm hấp dẫn.
Trên đây là chia sẻ một số kinh nghiệm phỏng vấn hiệu quả mà ứng viên nên tham khảo để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Có thể thấy, khi phỏng vấn càng thành công thì bạn càng dễ dàng kiếm được vị trí công việc với thu nhập khủng. Đừng quên truy cập fastlance để tham khảo hàng loạt công việc hot nhé!